[BẢNG GIÁ] ĐIỆN MẶT TRỜI, GIÁ CẬP NHẬT 2023

[BẢNG GIÁ] ĐIỆN MẶT TRỜI, GIÁ CẬP NHẬT 2023

Hiện nay xu thế sử dụng năng lượng tái tạo đang được Các nước trên thế giới ưu tiên phát triển. Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Việt Nam là một trong những nước đang đi đầu phát triển trong ngành điện tái tạo. Mỗi gia đình hầu như đều có thể trang bị cho mình một Hệ thống Điện mặt trời để có thể tiết kiệm chi phí do giá điện tăng cao cùng với giá điện bậc thang khi sử dụng nhiều thiết bị.

 

       Khi có nhu cầu lắp điện mặt trời, trong đầu bạn xuất hiện những câu hỏi cần được giải đáp trước khi quyết định đầu tư Hệ thống. Có quá nhiều thông tin và Tư vấn khiến bạn không biết phải quan tâm tới những điểm mấu chốt của Nỗi thắc mắc cần giải đáp. Với bài viết chia sẻ của chúng tôi sau đây hi vọng giải quyết được cơ bản những thắc mắc của Bạn.

1. Tiền điện sử dụng một tháng hết bao nhiêu thì nên lắp điện mặt trời?

Trước tiên chúng ta nên kiểm tra lại hóa đơn tiền điện trung bình mỗi tháng mà gia đình bạn phải trả.

TH1: Số tiền điện trung bình mỗi tháng < 1,5 triệu đồng.

Nếu số tiền điện trung bình một tháng < 1,5 triệu/tháng, Chúng tôi phải chia sẻ thât về lợi ích kinh tế khi lắp điện mặt trời là rất Thấp. Nó đồng nghĩa với Hiệu quả đầu tư không cao, thời gian thu hồi vốn lâu (>8 năm). Vì thế bạn phải cân nhắc lại việc có nên lắp đặt hay không. Nếu bạn vẫn muốn lắp đặt để sử dụng năng lượng sạch thì có thể cân nhắc hệ thống công suất 3kWp.

TH 2: Số tiền điện trung bình mỗi tháng > 1,5 triệu đồng.

Có thể cân nhắc lắp đặt hệ thống từ 3~10 kWp.

Với mức đầu tư cho hệ thống này khoảng 13 - 16 triệu VNĐ/1kWp (tùy theo vị trí lắp đặt, kết cấu mái và loại sản phẩm), ta cứ lấy số công suất nhân cho xuất đầu tư. Ví dụ: hệ thống 3 kWp sẽ có chi phí từ 39 triệu - 48 triệu (3×13 triệu và 3×16 triệu).

Thời gian hoàn vốn chỉ mất khoảng 5 năm (Miền Nam) & 5,5 -:- 6,5 năm (Miền Bắc).

 Đầu tư hệ thống càng lớn, mức đầu tư cho 1kWp càng nhỏ, thời gian hoàn vốn càng rút ngắn.

2. Bảng giá điện mặt trời cho hộ gia đình

Công
suất
Số tấm pinĐiện tạo ra
(Miền Nam)/tháng
Điện tạo ra
(Miền Bắc)/tháng
Mức đầu tư ( Tr. VNĐ)Ghi chú
3 kWp7360 kWh305 kWhKhoảng 39 – 48 triệu đồngPhù hợp Mức tiêu thụ hằng tháng: >1,5 triệu VNĐ, tiêu thụ điện ban ngày nhiều
5 kWp11600 kWh510 kWhKhoảng 65 – 80 triệu đồngPhù hợp Mức tiêu thụ hằng tháng: Từ > 2,5 triệu VNĐ, tiêu thụ điện ban ngày nhiều
8Kwp17960 kWh810 kWhKhoảng 105 – 125 triệu đồng

Phù hợp Mức tiêu thụ hằng tháng: Từ > 4,5 triệu VNĐ, tiêu thụ điện ban ngày nhiều

10 kWp231.170 kWh1.050 kWhKhoảng 130 – 150 triệu đồngPhù hợp Mức tiêu thụ hằng tháng: Từ > 6 triệu VNĐ, tiêu thụ điện ban ngày nhiều

Có thể bạn quan tâm tới Hệ thống

3 Bảng giá điện mặt trời cho Nhà nghỉ, Khách sạn, Văn Phòng

Công suấtSuất đầu tư/kWp ( Tr. VNĐ)
> 10 kWpKhoảng 13 – 15 triệu VNĐ/1kWp
> 20 kWpKhoảng 13 – 14.5 triệu VNĐ/1kWp
> 50 KwpKhoảng 12.5 – 14.5 triệu VNĐ/1kWp
> 100 kWpLiên Hệ

*Lưu ý, sự khác nhau về giá sẽ phụ thuộc vào thương hiệu sản phẩm được sử dụng và Điều kiện thực tế của Công trình.

4. Các thành phần cấu thành hệ thống giá của một hệ thống điện năng lượng mặt trời?

Thành phầnThương hiệuChi phí
Tấm pin năng lượng mặt trời (Solar panel)Canadian Solar
JA Solar
Chiếm khoảng 60% tổng chi phí
Bộ hòa lưới (Inverter)Growatt, Deye, SolisChiếm khoảng 13% tổng chi phí
Tủ điện DC, AC và phụ kiện khácAT CompanyChiếm khoảng 5% tổng chi phí
Thi công, lắp đặtAT CompanyChiếm khoảng 5-7% tổng chi phí
Khảo sát, thiết kếAT CompanyMiễn phí
Dịch vụ bảo hành, hậu mãiAT CompanyMiễn phí
Khung giàn giá đỡAT CompanyChiếm khoảng 15% tổng chi phí. Mái tôn sẽ ít tốn chi phí nhất, sau đó là mái bằng, mái ngói.

        

                                   Hệ áp mái tôn                                                                                       Hệ áp mái ngói

Hệ khung giàn thép

5. Các thương hiệu hiện AT Company sử dụng trong hệ thống điện mặt trời

Tấm pin Canadian Solar

  • Thương hiệu thuộc top 3 thế giới, top 1 về chất lượng/giá (Đánh giá bởi IHS Markit Customer Survey).
  • Được trang bị những công nghệ cao cấp nhất như Black Silicon, Half-Cut Cells, PERC, 9 Busbars, Bifacial….
  • Công nghệ sản xuất 100% bằng robot
  • Sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế: CSA, UL, TUV, CE, IEC, VDE…
  • Bảo hành 10 năm sản phẩm, bảo hành khấu hao hiệu suất >80% trong 25 năm, bảo hiểm bảo hành toàn cầu của hãng PICC

Tấm pin JA

  • Tấm pin mặt trời JA solar 450W công nghệ mới được sản xuất bởi tập đoàn Ja solar. Công ty này được thành lập vào năm 2005 và được lên sàn chứng khoán NASDAQ Hoa Kỳ vào năm 2007. Từ đó đến nay JA solar luôn nằm trong top đứng đầu trong việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm quang điện trên thế giới. Hiện nay công ty đã xuất khẩu sản phẩm ra hơn 100 quốc gia và được cả những thị trường khó tình hàng đầu Châu Âu công nhận chất lượng.
  • Tấm pin mặt trời thương hiệu JA solar được làm từ chất liệu silicon và các tế bào mô đun kết hợp với công nghệ tiên tiến liên tục được cải thiện. Từ đó những sản phẩm của JA solar luôn đạt được tỉ lệ chuyển đổi cao, hiệu suất tốt và độ bền, tuổi thọ cũng kéo dài hơn.

Bộ Hòa lưới Sungrow

  • Với thành tích 25 năm trong lĩnh vực năng lượng mặt trời, các sản phẩm của Sungrow được lắp đặt tại hơn 60 quốc gia, duy trì thị phần hơn 15% trên toàn thế giới.
  • Là công ty dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điện năng lượng mặt trời, Sungrow sở hữu một đội ngũ kỹ thuật R&D năng động bao gồm hơn 1.600 nhân viên. Công ty cũng đã đầu tư phòng thí nghiệm nội bộ của riêng mình được phê duyệt bởi UL, CSA, TÜV Rheinland và TÜV SÜD.
  • Năm 2019, Sungrow đã khai trương nhà máy sản xuất bộ inverter năng lượng mặt trời hoà lưới lớn nhất thế giới, khi đi vào hoạt động, công suất sản xuất hàng năm trên toàn cầu sẽ đạt 50GW, bao gồm 3GW của nhà máy ở Ấn Độ.

Bộ Hòa lưới Growatt

  • GROWATT là thương hiệu Biến tần năng lượng mặt trời hoà lưới phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn thị trường phát triển mạnh về lĩnh vực năng lượng mặt trời từ năm 2019 cho đến hiện tại.

6. Những câu hỏi thường gặp (FAQ) của khách hàng

  • Hệ thống điện mặt trời có thể bán điện mặt trời cho EVN được không?

Hiện nay, EVN tạm ngừng hòa lưới và mua điện mặt trời lắp mới. Lý do bởi hệ thống truyền tải điện của EVN không đáp ứng được tổng số lượng điện mặt trời phát lên lưới . Trong thời gian tới, chúng ta cần phải chờ các cấp có thẩm quyền sớm ban hành cơ chế mới cho giá điện mặt trời, sau khi cơ chế giá ưu đãi đã hết hạn.

  • Hệ thống hòa lưới vận hành ra sao?

Các tấm pin NLMT được gắn trên phần mái sẽ chuyển hóa quang năng thành dòng điện một chiều DC. Dòng điện này đi đến Bộ Hòa Lưới và được chỉnh lưu, biến đổi áp, dòng để trở thành điện xoay chiều AC. Điện đầu ra từ hệ thống năng lượng mặt trời sẽ được kết nối trực tiếp vào điểm hòa lưới (tại tủ điện tổng) và hoạt động đồng bộ với điện lưới để cung cấp toàn tải.

Tìm hiểu thêm về nguyên lý hệ thống điện mặt trời hòa Lưới (Có bám tải) trong giai đoạn không bán điện cho EVN 3pha

  • Khi mất điện, hệ thống có hoạt động được không?

Về mặt kỹ thuật, khi lưới điện cúp, hệ thống sẽ không thể đo các thông số từ điện lưới nên từ đó cũng tự động dừng hoạt động (ngay cả khi đang có nắng). Điều này chính là yêu cầu an toàn Điện cơ bản để đảm bảo rằng: Trường hợp EVN cắt điện để sửa chữa, bảo trì, không có nguồn điện nào được phát lên lưới

Với cơ sở hạ tầng điện hiện nay, việc điện lưới cúp ở các thành phố là rất hạn chế nên không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả đầu tư của hệ thống. Trường hợp bạn muốn vẫn có điện dùng khi mất điện và dùng vào buổi tối thì có thể tham khảo Hệ thống điện mặt trời hybrid dưới đây.

  • Trong những ngày mây mù, mưa, liệu có đủ điện để sử dụng sinh hoạt?

Trong những ngày mây mưa, hệ thống vẫn hoạt động liên tục nhưng lượng điện năng phát sẽ giảm theo cường độ ánh sáng. Lúc này điện lưới sẽ tự động hòa vào để bổ sung lượng điện còn thiếu, đảm bảo cung cấp tải ổn định và liên tục, việc sinh hoạt, sản xuất hoàn toàn không bị ảnh hưởng, gián đoạn trong mọi điều kiện thời tiết.

  • Cần phải bảo trì, vận hành hệ thống như thế nào?

Hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động và hệ thống giám sát online sẽ liên tục cập nhật các dữ liệu để kỹ sư AT Company (và nhân viên bảo trì của khách hàng) theo dõi và chủ động khi có sự cố kỹ thuật. Tuy nhiên, khách hàng cần thường xuyên vệ sinh tấm pin để tẩy sạch các bụi bẩn trên bề mặt, giúp nâng cao khả năng hấp thụ ánh sáng nhằm tối ưu hiệu quả làm việc của hệ thống.

  • Chế độ bảo hành như thế nào?

Tấm pin năng lượng mặt trời bảo hành 12 năm, bảo hành khấu hao tuyến tính hiệu suất >83.1% trong 25 năm, cụ thể: trong năm đầu tiên đảm bảo công suất sản phẩm không dưới 97.5% công suất ghi trên tấm pin. Từ năm thứ 2 đến năm 25, đảm bảo công suất giảm mỗi năm không được lớn hơn 0.6%, và ở năm thứ 25 công suất đầu ra không được ít hơn 83.1% công suất ghi trên nhãn tấm pin.

Lời kết

Trên đây là tất tần tật những nội dung AT Company nghĩ bạn đang tìm kiếm về điện mặt trời.

Hy vọng là bài viết đã có đủ thông tin và giúp bạn có một cái nhìn rõ hơn trước khi lựa chọn lắp đặt điện năng lượng mặt trời. Nếu bạn không tìm thấy thông tin mình mong muốn bạn có thể chat trực tiếp với nhân viên tư vấn hoặc gọi vào hotline 0975 766 069 của chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nhé.

Và cuối cùng đừng quên chia sẻ bài viết này nếu bạn thích nó.

 
← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận